Tổng hợp ôn tập chương 2 đại số 9

Tổng hợp các bài tập ôn tập chương 2 đại số 9

Bài tập tổng hợp chọn lọc ôn tập chương 2 đại số 9 dành cho các em ôn thi học kì 1.

Nắm vững kiến thức chương 2 HÀM SỐ BẬC NHẤT một cách nhanh nhất và đầy đủ nhất.

Giúp thầy cô có thêm tài liệu hệ thống lại kiến thức theo từng phần cho các em nắm vững kiến thức trọng tâm để ôn các chuyên đề thi vào lớp 10.

đề bài:

CÂU 1: Cho đường thẳng y = (k-1)x + 1. Tìm k để đường thẳng:

  1. Đi qua A(-2; 3)
  2. Song song với đường thẳng y = -3x + 2

CÂU 2: Cho hàm số y = ( 3m + 2)x + 5.

  1. Với giá trị nào của m thì hàm số nghịch biến.
  2. Tìm m để hàm số song song với đường thẳng y = 8x + 3

CÂU 3: Cho đường thẳng (d) có phương trình y = ( 1- m)x + m. Tìm m để đường thẳng (d).

  1. Đi qua M(2; 0)
  2. Song song với đường thẳng (d’) có phương trình: y = 3x + 2
  3. Cắt đường thẳng d” có phương trình: y = 2x – 1

Câu 4: Cho hàm số y = ( m-1)x + m có đồ thị (d).

  1. Vẽ đồ thị hàm số với m = 2.
  2. Xác định giá trị của m để ( d) song song với đồ thị  hàm số y = 2x – 1.
  3. Xác định giá trị của m để (d)  cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 2.

CÂU 5: Cho hàm số y = ( 1- m)x + 1.

  1. Xác định m để y là hàm số nghịch biến.
  2. Tìm các giá trị của m để điểm B(1; -1) thuộc đồ thị hàm số.
  3. Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số đi qua A(1; 5). Với m vừa tìm được hãy vẽ đồ thị hàm số . Tính góc tạo bởi đường thẳng (d)  và trục Ox.
  4. Với giá trị nào của m thì đồ thị hàm số cắt đường thẳng y = 5x – 3

CÂU 6: Xác định hàm số y = ax + b.

  1. Biết đồ thị của hàm số cắt trục tung tại điểm có tung độ – 3 và đi qua điểm A ( 2; -2)
  2. Vẽ đồ thị hàm số vừa tìm được ở câu a.
  3. Biết đồ thị hàm số song song với đường thẳng y = -2x + 3 và đi qua điểm B( 3; 1)

CÂU 7: Cho hàm số y = -2x + 3 có đồ thị là (d’) và hàm số y = x-1 có đồ thị là (d”).

  1. Vẽ (d’) và (d”) trên cùng mặt phẳng tọa độ.
  2. Tìm tọa độ giao điểm của (d’) và (d”) bằng phép tính.
  3. Viết phương trình đường thẳng (d) đi qua A( -2;1) và song song với đường thẳng (d’)

CÂU 8: Với các giá trị nào của M thì hai đường thẳng y = 2x + 3 + m và y = 3x + 5 -m cắt nhau tại một điểm trên trục tung. Viết phương trình đường thẳng (d) biết (d) song song với (d’) y = 2x + 5 và cắt trục hoành tại điểm có hoành độ bằng 8.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *